Mùa hè đã đến gần. Say nắng là tình trạng khá phổ biến xảy ra vào mùa hè, đặc biệt là đối với những người lao động thường xuyên ngoài trời.
Ảnh minh họa
Y học chỉ rõ, say nắng là tình trạng rối loạn thần kinh trung ương và các cơ quan trong cơ thể do thân nhiệt tăng quá cao. Không chỉ có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… mà người bị say nắng còn có thể dẫn đến co giật, đột quỵ. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và t.ử v.ong.
Thông thường, người say nắng thường có biểu hiện sốt cao trên 39,8 độ C, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh, sau đó là thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật, ngất. Sờ vào da thấy nóng và khô. Đối với t.rẻ e.m bị say nắng sẽ có biểu hiện mệt mỏi, mắt lờ đờ, cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt có thể lên đến 40-41 độ C; mạch yếu, khó bắt hoặc không bắt được. Nếu trẻ bị nặng có thể lên cơn co giật, hôn mê.
Khi phát hiện có người bị say nắng cần nhanh chóng đưa vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, chườm nước mát để hạ thân nhiệt… Cho người bệnh uống nước đường pha chút muối, hoặc dung dịch oresol. Nếu xuất hiện các triệu chứng co giật, hôn mê, cần đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu.
Lưu ý, không được cho người bị say nắng uống nhiều nước cùng một lúc vì làm loãng dịch dạ dày, khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi, từ đó gây mất nước và lượng muối trong cơ thể, nghiêm trọng hơn còn gây chuột rút. Đặc biệt, không nên đưa người bị say nắng đến khu vực nhiệt độ quá thấp (phòng có điều hòa nhiệt độ) vì có thể gây ra sự biến đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể chưa thích ứng được, dễ dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh cần phát hiện sớm
Bệnh nhi N.K.N. (1 tháng t.uổi, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) vào viện trong tình trạng quấy khóc trong nhiều ngày, có xuất hiện khối sưng môi lớn bên phải.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được các thầy thuốc chẩn đoán thoát vị môi lớn (hay còn gọi là thoát vị bẹn), nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay lập tức cháu N. đã được chuyển mổ cấp cứu, sau hơn 1 tiếng các bác sĩ đã phẫu thuật thành công ca bệnh. Sau đó, bệnh nhân được chăm sóc, theo dõi đặc biệt do những rối loạn bệnh lý từ trước và sau mổ đều là rất nặng đối với trẻ sơ sinh.
Sau phẫu thuật, cháu N. đã hồi phục và được ra viện.
Theo BS. Nguyễn Việt Cường, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hoá, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh: Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở t.rẻ e.m.
Đây là bệnh phải xử trí bằng ngoại khoa, do đó các bậc cha mẹ khi phát hiện các dấu hiệu bệnh như: khối phồng tại vùng bẹn không xẹp lại như bình thường mà căng cứng, sờ vào gây đau, thân nhiệt tăng; trẻ nhỏ bỏ bú, nôn, quấy khóc, trẻ lớn kêu đau vùng bẹn thì phụ huynh cần phải đưa đến các cơ sở y tế khám và điều trị, khi cần phẫu thuật thì triển khai càng sớm càng tốt.