Con trai tôi năm trước bị lang ben. Tôi đã mua thuốc trị lang ben bôi, có đỡ nhưng gần đây lại thấy bị lại. Xin hỏi phải điều trị thế nào mới hết?
Phạm Hồng Châu (Hải Phòng)
Ảnh minh họa
Lang ben là do nấm Pityrosporum ovale phát triển trên bề mặt da. Nấm Pityrosporum ovale tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn hẳn so với các vùng da xung quanh).
Thời tiết nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi, da tăng tiết dầu, suy giảm miễn dịch (HIV, t.rẻ e.m sau mắc cúm, sởi…), thay đổi nội tiết đặc biệt ở t.uổi dậy thì, mang thai hoặc sử dụng nội tiết thay thế, vệ sinh cá nhân kém… có thể là điều kiện cho bệnh phát triển.
Điều trị lang ben bằng cách sử dụng thuốc bôi và các loại kem chống nấm do bác sĩ chỉ định. Thuốc bôi hàng ngày xung quanh tổn thương liên tục trong 1-2 tuần.
Sự nổi gờ và vảy của các đốm dát sẽ được điều trị khỏi. Tuy nhiên sự thay đổi màu sắc da ở các thương tổn có thể kéo dài vài tháng mới có thể trở lại bình thường.
Nếu bệnh ảnh hưởng nhiều vùng da, diện tích thương tổn lớn thì có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng uống nhưng phải do bác sĩ kê đơn và theo dõi chức năng gan.
Nguyên nhân gây lang ben
Lang ben là căn bệnh về da thường gặp, phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, nhất là ở nhóm t.uổi thanh thiếu niên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lang ben là bệnh nhiễm nấm Pityrosporum ovale ngoài da phổ biến. Dù không phải căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị, lang ben đã ảnh hưởng cuộc sống của 30-40% dân số thế giới.
Thời tiết nóng ẩm tăng nguy cơ lang ben
Theo thạc sĩ, bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, lang ben có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc, dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, chăn màn.
Khi nấm Pityrosporum ovale phát triển trên bề mặt da, tác động vào lớp biểu bì khiến sắc tố dưới da thay đổi. Từ đó tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố so với màu da hiện có.
Bệnh lang ben do nấm Pityrosporum ovale gây biểu hiện ngoài da. Ảnh: Healthline .
Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng thẩm mỹ bởi các mảng da sáng màu. Một số yếu tố nguy cơ như thời tiết nóng ẩm khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, da tăng tiết dầu, nhóm người suy giảm miễn dịch (HIV, t.rẻ e.m sau mắc cúm, sởi…,) khả năng cao mắc bệnh lang ben.
Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết, nhất là ở nhóm t.uổi dậy thì, mang thai hoặc sử dụng nội tiết thay thế và vệ sinh cá nhân kém cũng tạo điều kiện thuận cho lang ben phát triển.
Tại Việt Nam, do đặc tính khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lang ben là một bệnh ngoài da thường gặp. Bệnh tập trung ở nhóm thanh thiếu niên 15-25 t.uổi, xuất hiện nhiều ở lưng, ngực, cổ và mặt trong cánh tay với nhiều mảng da sáng, tối màu xen kẽ.
Nhận biết lang ben thế nào?
Lang bang mặc dù không nguy hiểm tính mạng, người bệnh lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống do luôn cảm thấy ngứa nhẹ nhất là khi đổ mồ hôi, rát da, da bị giảm sắc tố, đôi khi bị sậm hơn. Thời gian mắc bệnh càng lâu, khả năng chữa trị càng khó, tỷ lệ tái phát sau một năm cao đến 20%.
Lang ben có thể điều trị nhưng khả năng tái phát cao. Ảnh: NHS.
Biểu hiện ban đầu của lang ben là các dát hình tròn hay hình bầu dục trên có vảy da mỏng, tăng dần về số lượng và kích thước. Da có màu khác so với vị trí xung quanh, có thể màu trắng, hồng hoặc nâu. Người bệnh thấy ngứa, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi.
Lang ben thường dễ hiểu lầm với các bệnh ngoài da khác như chàm khô, giảm sắc tố sau viêm của các bệnh lý khác, bạch biến, viêm da dầu, nấm thân, trứng cá…, đặc biệt là hắc lào bởi cả hai đều là bệnh ngoài da do nhiễm nấm. Hai bệnh tuy khác nhau về nguyên nhân và triệu chứng nhưng có phương pháp điều trị tương đối giống nhau.
Bên cạnh việc điều trị với thuốc chống nấm, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng lang ben là vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Để phòng bệnh ở mặt, bạn cần rửa mặt sạch sẽ để loại bỏ lớp dầu thừa và bụi bẩn, tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời nhằm hạn chế vùng da đổi màu ngưng tăng trưởng.