Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với những người không hút.
Bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi tại BV K do nghiện t.huốc l.á (Ảnh BVCC)
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người t.ử v.ong do ung thư phổi.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ t.ử v.ong cao thứ hai trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp t.ử v.ong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động.
Bác sĩ Nguyễn Phương Anh, Bệnh viện Phổi trung ương chia sẻ, nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với những người không hút. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc chứa chất độc cao gấp 21 lần so với khói từ người hút thở ra…
Theo WHO, không có mức an toàn nào của phơi nhiễm khói thuốc thụ động và khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong khói thuốc, có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư.
Khói t.huốc l.á vẫn có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy. Đáng chú ý, khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó, ngay cả khi ở rất xa thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.
Đặc biệt, hút t.huốc l.á là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi đều hút t.huốc l.á. Trong khói t.huốc l.á có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm. Vì vậy có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói t.huốc l.á (hút t.huốc l.á thụ động, hít phải khói t.huốc l.á trong thời gian dài).
Như trường hợp bệnh nhân Bùi Văn Hùng, 33 t.uổi quê tại Ninh Bình, anh chỉ đến khám tại Bệnh viện K khi thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, người mệt mỏi và được các bác sỹ cho biết có u ác ở phổi.
Khai thác nhanh bệnh sử, anh cho biết “Tôi hút t.huốc l.á từ năm 18 t.uổi, hiện giờ là được 15 năm, ngày hút nhiều nhất là 1,5 đến 2 bao thuốc. Biết t.huốc l.á có hại, tôi cũng không hút nữa mà chuyển sang hút t.huốc l.á điện tử thì 6 tháng sau phát hiện ung thư phổi.
Đến khi bị bệnh thì tôi mới bỏ hẳn t.huốc l.á, giờ rất ân hận vì nếu biết như thế này tôi sẽ quyết tâm từ bỏ thuốc sớm hơn không để lại hậu quả như bây giờ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, khiến gia đình thêm lo lắng và gánh nặng này sẽ kéo dài”.
Cùng phòng bệnh với anh Hùng, bác Long Xuân Hiền 60 t.uổi quê tại Lạng Sơn phát hiện bệnh 2 khối u ở phổi từ năm 2000, hiện bệnh di căn xương.
Người đàn ông đối diện với cửa tử này kể lại, với công việc trước đây thường xuyên làm đêm, tôi hút từ năm 18 t.uổi, cứ từ 7h tối đến 5h sáng hôm sau mà tôi hút ít nhất là 2 bao 1 đêm.
“Khi các con lớn dần, có cháu nhỏ, khuyên mãi nên tôi cũng bỏ được thói quen hút thuốc. Thời gian đầu bỏ thuốc, tôi cũng có lúc nản lòng vì đó là thói quen lâu năm rồi. Đến năm 2000, thấy làm việc nặng là khó thở, tức ngực khi vận động, đi khám thì phát hiện ung thư phổi và đến bây giờ khối u di căn, cuộc chiến của tôi có lẽ còn dài. Giờ ân hận lắm, tôi thấy có lỗi với con cháu và gia đình mình. Giá như tôi không hút t.huốc l.á thì có lẽ sẽ không để lại hậu quả như thế này”, ông Hiền buồn bã nói.
Sự ân hận, tiếc nuối cho sức khỏe và thời gian của mình cũng như là người thân trong gia đình luôn hiện hữu trên gương mặt đượm buồn của rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị tại Bệnh viện K. Bởi việc tránh xa t.huốc l.á hay từ bỏ thói quen này là vấn đề mỗi người hoàn toàn có thể chủ động làm được. Nhưng đa phần người bệnh điều trị ung thư phổi tại bệnh viện K lại chỉ từ bỏ thói quen này khi đã có dấu hiệu mắc bệnh. Để bây giờ, trong câu chuyện hàng ngày các bệnh nhân chỉ thường nhắc đến “Giá như ngày xưa bỏ thuốc sớm hơn ….”
Lần đầu tiên ở Việt Nam mổ thay khớp gối cho bệnh nhân lao khớp
Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết đơn vị này lần đầu tiên phẫu thuật thành công thay khớp gối nhân tạo cho người mắc lao khớp gối.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa tiến hành phẫu thuật thành công thay khớp gối nhân tạo cho người bệnh 59 t.uổi bị mắc lao khớp gối. Đây là trường hợp người bệnh bị lao khớp gối đầu tiên tại Việt Nam được phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo thành công.
Bệnh nhân có thể đứng và đi lại sau ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Ảnh: BVCC.
Bà H.T.Th (59 t.uổi, xã Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên) đã 17 năm chung sống với bệnh viêm khớp dạng thấp, mỗi năm đều đặn 3-4 lần phải lên bệnh viện Bạch Mai khám và lấy thuốc điều trị uống hàng ngày, bệnh có cải thiện tốt, bà đi lại và sinh hoạt cá nhân được.
Khoảng 6 tháng trước khi vào Bệnh viện Phổi Trung ương, bà Th xuất hiện đau khớp gối bên trái, ban đầu bà nghĩ là đó là do bệnh viêm khớp dạng thấp mạn tính của bà, kèm theo cơn đau chưa dữ dội nên đã chủ quan, không khám xét kĩ. Bệnh tiến triển nặng dần, khớp gối bên trái của bệnh nhân ngày càng sưng to, đến khi đau nhiều, không đi lại được, khớp gối vỡ rò mủ mới đến bệnh viện Phổi Trung ương.
Bệnh nhân tâm sự rằng, một phần do chủ quan, một phần do không có kiến thức về bệnh lao khớp nên bà Th đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, các cơ vùng đùi đã teo, khớp đã cứng, không đi lại sinh hoạt được, khớp rò mủ liên tục khiến các cháu nội ngoại không dám đến gần bà nữa. Tâm lý của bệnh nhân rất tuyệt vọng, không thể đi lại được.
Tháng 1/2021, sau khi bị sưng, đau rất nhiều tại khớp gối trái, bà Th. lên khám tại bệnh viện Bạch Mai, sau đó được chuyển sang bệnh viện Phổi Trung ương và được xét nghiệm dịch khớp gối phát hiện dương tính với vi khuẩn lao.
Ngay lập tức, người bệnh đã được điều trị thuốc lao đa hóa trị liệu, chụp cắt lớp vi tính thấy khớp gối bị phá hủy, có nhiều mủ áp xe. Các bác sĩ đã hội chẩn, quyết định thực hiện phẫu thuật làm sạch khớp gối, song song với điều trị đa hóa trị liệu.
Hình ảnh khớp gối bị lao của bệnh nhân.
Tháng 3/2021, người bệnh nhập viện theo lịch hẹn khám lại, sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm thấy tình trạng viêm giảm nhiều, chụp phim đ.ánh giá không còn áp xe khớp gối nữa, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp quyết định phải tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhằm giúp cho người bệnh có cơ hội trở lại sinh hoạt bình thường.
Sau khi phẫu thuật, tình trạng sức khỏe người bệnh ổn định, sau 2 ngày được tập phục hồi chức năng ngay, người bệnh có thể gấp duỗi khớp gối trong phạm vi nhất định, so với trước mổ khớp gối bị cứng, hầu như không gấp duỗi được. Sau hơn 1 tuần, người bệnh đã có thể bước đi những bước đầu tiên mà không cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ, không cần người dìu dắt.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Tráng – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: “Phẫu thuật thay khớp gối bằng khớp nhân tạo là một phương pháp tiên tiến giúp bệnh nhân phục hồi gần như hoàn toàn chức năng vận động của khớp. Chỉ định thay khớp gối nhân tạo đa số do thoái hóa khớp, ngoài ra còn chỉ định trong trường hợp chấn thương làm hỏng khớp, các bệnh lí viêm khớp – màng hoạt dịch làm hỏng sụn khớp.
Đối với lao khớp gối, cho đến nay quan điểm một số nước trên thế giới cũng như một số bệnh viện ở nước ta là không thay khớp vì các lý do:
Thứ nhất, việc phẫu thuật thay khớp do lao là rất khó khăn do vi khuẩn lao phá hủy xương nhiều, không như trong bệnh lí thoái hóa chủ yếu tổn thương vùng sụn ở bề mặt, phần xương phía dưới còn khá nguyên vẹn nên việc thay khớp dễ dàng hơn nhiều.
Thứ hai, lao là bệnh lí n.hiễm t.rùng nên một số quan điểm rất ngại đặt dụng cụ nhân tạo.
Thứ ba, trong lao khớp gối thì việc điều trị thuốc lao là yếu tố quyết định thành công. Trong lao xương khớp nói chung, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh có thể khỏi hoàn toàn vừa không để lại di chứng gì.
Tuy nhiên người bệnh đến bệnh viện chủ yếu là ở giai đoạn muộn, khớp đã bị biến dạng và phá hủy nhiều, trước đây đa phần đều làm phẫu thuật hàn cứng khớp.
Đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công. Hiện nay người bệnh đã được ra viện và có thể vận động đi lại được gần như bình thường.
Với kết quả thành công của ca thay khớp gối nhân tạo cho người mắc lao xương khớp đầu tiên tại Việt Nam, đây sẽ là cơ hội mới cho những trường hợp mắc lao xương khớp, lao cột sống ở giai đoạn muộn đã có di chứng có thể trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường.”