Cụ thể, cách đây hơn 1 tháng, bàn chân phải của bà L. bị sưng, nóng, đỏ, đau. Bà L. không đến bệnh viện khám mà nghe theo một người làm cùng mách đắp lá sim lên chỗ vết thương sẽ hết bệnh.
Ngày 13-4, BS CKII.Nguyễn Tường Quang, Trưởng khoa Ngoại – chấn thương chỉnh hình, bỏng Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho biết, các bác sĩ vừa phải tiến hành cắt cụt đùi chân phải cho bệnh nhân N.T.L., 64 t.uổi, ngụ xã Phú Trung, H.Tân Phú do chân bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng nghiêm trọng.
BS Nguyễn Tường Quang thăm khám cho bà L. sáng ngày 13-4
Cụ thể, cách đây hơn 1 tháng, bàn chân phải của bà L. bị sưng, nóng, đỏ, đau. Bà L. không đến bệnh viện khám mà nghe theo một người làm cùng mách đắp lá sim lên chỗ vết thương sẽ hết bệnh. Ròng rã hơn 1 tháng trời, bà L. đi tìm lá sim và về nhà đắp lên bàn chân phải. Những ngày đầu, bà L. thấy khá êm nhưng càng về sau, bàn chân càng l.ở l.oét, chuyển sang màu đen.
Đến ngày 11-4, khi con gái phát hiện bàn chân của bà L. bị n.hiễm t.rùng nặng mới tá hỏa và đưa bà đến Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất để cấp cứu. Khi đó, bàn chân phải của bà L. bốc mùi hôi, bà L. thiếu m.áu nặng. Các bác sĩ đã tiến hành truyền 4 đơn vị m.áu, chích kháng sinh loại mạnh cho bà L. Để cứu tính mạng bệnh nhân, các bác sĩ bắt buộc phải cắt cụt cẳng chân cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình mổ, nhận thấy mủ trong chân quá nhiều, đã ăn lan đến vùng cẳng chân và hoại tử cơ vùng cẳng chân nên các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, giải thích cho người nhà và buộc phải cắt cụt đùi chân phải của bệnh nhân (cắt quá đầu gối). Sau ca phẫu thuật, do vi khuẩn đã đi vào đường m.áu gây n.hiễm t.rùng huyết nên bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh liều mạnh để tránh n.hiễm t.rùng.
BS Nguyễn Tường Quang cho hay, bệnh nhân hiện tương đối ổn. Sau khi khắc phục các yếu tố n.hiễm t.rùng, bệnh nhân sẽ được xuất viện. Nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt, tập vật lý trị liệu vùng đùi ổn, bệnh nhân có thể lắp chân giả để đi lại được.
“Từ trước đến nay bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp tự ý đắp lá, đắp thuốc nam lên vết thương gây n.hiễm t.rùng và diễn tiến bệnh nặng. Tuy nhiên, đây là trường hợp nặng nhất và khá đáng tiếc. Người dân khi bị bệnh nên đến các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa để điều trị hợp lý, không nên nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn, đắp các loại lá, thuốc không đúng lên vết thương gây n.hiễm t.rùng, khiến bệnh nặng, thậm chí có nguy cơ t.ử v.ong” – BS.Quang khuyến cáo.
Máy dập công nghiệp bị lỗi khi đang hoạt động khiến thanh niên bị nghiền nát tay
Khi đang đứng ở dây chuyền sản xuất, đến công đoạn của mình, T.V.T cho tay vào lấy thiết bị sản xuất thì máy dập công nghiệp bị lỗi khiến các ngón tay bị nghiền nát…
Tại BV Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân T.V.T, 21 t.uổi, trú tại Thái Nguyên nhập viện trong tình trạng dập nát 4 ngón tay của bàn tay trái, không thể bảo tồn.
Trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân T.V.T, bác sĩ Nguyễn Tiến Ngọc, khoa Phẫu thuật Chi dưới, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh nhân T.V.T vào viện trong tình trạng dập nát các ngón 2,3,4,5 bàn tay trái, không thể bảo tồn. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt cụt các ngón tay.
Theo bác sỹ Ngọc, hầu như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận các trường hợp đứt rời chi, gãy tay, chân do tai nạn lao động nhập viện. Đáng lo ngại là trong những tai nạn thương tâm, gây nên những chấn thương nghiêm trọng, nhiều nạn nhân là lao động chính trong gia đình, có người chịu cảnh tàn phế khi t.uổi đời còn quá trẻ.
“Vì vậy các doanh nghiệp cần có các biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn cho người lao động khi vận hành các thiết bị này”, bác sỹ Ngọc khuyến cáo.
Sau tai nạn, bệnh nhân phải cắt cụt 4 ngón tay (ảnh K.O)
Bệnh nhân T cho biết, bản thân là công nhân sản xuất thiết bị điện tử. Dây chuyền của anh có 5 người, máy vẫn hoạt động qua các công đoạn, đến công đoạn của anh thì máy dập đột nhiên bị lỗi. Khi anh cho tay vào lấy thiết bị sản xuất thì bị máy dập nghiền nát tay.
“Mặc dù trước khi vào xưởng làm việc, đã có hướng dẫn và khuyến cáo về nhiều trường hợp tai nạn lao động do máy dập gây ra, nhưng vì trường hợp của em đến quá đột ngột nên em không kịp phản xạ và xử lý”, T nói.
Phải cắt cụt 4 ngón tay trái do máy dập công nghiệp bị lỗi nhưng T không bi quan chán nản mà luôn có suy nghĩ tích cực. T chia sẻ: “Được bác sỹ động viên, em chỉ mong sớm bình phục sức khỏe để có thể lao động trở lại giúp đỡ gia đình. Đồng thời, em mong các đơn vị doanh nghiệp tích cực đảm bảo an toàn hơn cho người lao động”.