Bị bỏng vùng đùi, cẳng chân, gia đình liền đắp thuốc nam cho trẻ. Vết bỏng không khô mà chảy dịch, bé lên cơn sốt. Lúc này gia đình mới tá hoả đưa con đến viện.
Bệnh nhi bị bỏng được điều trị tại BV Sản nhi Quảng Ninh (Ảnh BVCC)
Chỉ trong mấy ngày đầu tháng 4, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do nước sôi, bỏng cồn, bỏng dầu ăn.
Nguyên nhân chính đều do sự bất cẩn của người lớn. Đặc điểm chung là trẻ t.uổi rất nhỏ, bị bỏng trong tình huống bất ngờ trong sinh hoạt gia đình.
Trường hợp bé Phạm Đức H.(2 t.uổi, Vân Đồn, Quảng Ninh) là ví dụ điển hình. Do người lớn bất cẩn khiến bé ngã vào nồi nước nóng. Trẻ nhập viện trong tình trạng bỏng trợt da vùng đầu, cổ, ngực, bụng, diện tích bỏng tới 16%…
Vùng bỏng ở chân bệnh nhân Gia H. bị chảy dịch (Ảnh BVCC)
Hoặc trường hợp của trẻ Vũ Gia H. (1 t.uổi), thường trú tại Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Trẻ bị bỏng vùng đùi, cẳng chân phải. Đáng tiếc, sau tai nạn thay vì đưa trẻ đến viện, gia đình lại đắp thuốc nam cho trẻ. Việc làm này dẫn đến tình trạng trẻ sốt cao, chảy dịch vùng bỏng. Lúc này bé mới được gia đình cho nhập viện kiểm tra.
Tại bệnh viện trẻ được các bác sĩ dùng thuốc xịt bỏng, dùng gạc vô khuẩn băng vị trí bỏng, sử dụng thuốc giảm đau, truyền dịch và kháng sinh thay băng tại chỗ hàng ngày.
Bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, lứa t.uổi bị bỏng nhiều nhất là từ 2 đến 5 t.uổi, do độ t.uổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn khám phá và chưa ý thức được nguy hiểm.
Tổn thương bỏng rất đa dạng, ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, rất nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống của trẻ sau này.
Các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận s.inh d.ục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ. Cùng với đó là thời gian điều trị lâu dài, tốn nhiều chi phí.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ vốn hiếu động… do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, cần để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa… ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.
Đặc biệt, người lớn không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh, nếu tắm chậu cho trẻ, cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.
Bên cạnh đó, khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu, cần tránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không nên ăn thức ăn, uống nước nóng khi bế trẻ nhỏ… tránh trường hợp trẻ nghịch bị đổ gây bỏng.
Đặc biệt, trong trường hợp không may trẻ bị bỏng thì tuyệt đối không đắp thuốc nam theo lời mách kiểu đông y gia truyền 3 đời chữa bỏng.
BS Nguyễn Thống, nguyên trưởng Khoa Bỏng, BV Xanh Pôn cho biết, một bộ phận người dân vẫn có thói quen “bỏng nặng thì mới đến cơ sở y tế, còn bỏng nhẹ thì nên tìm tới “lang vườn”, “lang băm” điều trị cho tiện.
Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức nguy hại, bởi khi sử dụng các loại thuốc nam, thuốc gia truyền có thể thấy được diện tích của vết bỏng bằng mắt thường, song các “lang vườn” không được đào tạo cơ bản về chuyên khoa y tế, nên khó có thể nhận biết hết độ nông sâu, mức độ thương tổn của vết bỏng cũng như tình trạng bệnh lý của người bệnh để điều trị.
Chưa kể, việc sử dụng thuốc đông y bôi, đắp lên các vết bỏng sẽ tạo lớp màng cứng mà nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của sự lành vết bỏng, thế nhưng, điều đó hoàn toàn sai lầm.
“Bởi vì, sau khi màng cứng này hình thành, nó khiến tổ chức dưới da không được xử lý kịp thời dẫn đến hoại tử, mưng mủ không thoát ra được bên ngoài càng làm vết thương thêm trầm trọng”, BS Thống cho biết.
Từng có nhiều năm gắn bó với chuyên khoa bỏng, BS Thống cho biết từng phải điều trị cho rất nhiều trường hợp biến chứng vết bỏng do trước đó tìm đến “lang vườn” điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam không rõ nguồn gốc. Trong số này, có không ít trường hợp đã b.ị h.oại t.ử, n.hiễm t.rùng vết bỏng, phải cắt bỏ chi do biến chứng nặng, n.hiễm t.rùng m.áu, viêm cầu thận cấp thậm chí… t.ử v.ong.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, BS Thống khuyến cáo, người dân không nên chữa bỏng ở những thầy lang không có chứng chỉ hành nghề, khi không may bị bỏng hãy đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện có chuyên khoa bỏng để được cấp cứu và xử lý kịp thời.
“Ma trận” thuốc Nam trên mạng xã hội
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về các bài thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Nhiều người tin theo lời quảng cáo trên mạng, mua thuốc về dùng và phải gánh chịu hậu quả tồi tệ.
Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc sau khi uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Thanh Mai
Những vụ việc đau lòng
Nhiều người tin vào các bài quảng cáo của các “thần y” tự xưng với các bài thuốc gia truyền ba đời, bỏ t.iền ra mua sản phẩm có giá lên tới hàng triệu đồng. Kết quả là bệnh không khỏi mà người mua còn rước họa vào thân.
Bác sĩ Nguyễn Viết Nam (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, cơ sở vừa tiếp nhận cụ bà 73 t.uổi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương ở gan và thận rất nặng. Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân bị viêm khớp đã lâu, bị suy tuyến thượng thận, bị viêm gan B song không điều trị theo phác đồ mà tự mua thuốc Nam để uống.
Một trường hợp khác, vì muốn sinh con trai nên đã tự mua thuốc Nam không rõ nguồn gốc về uống. Sau khoảng 20 ngày, bệnh nhân đau bụng dữ dội, men gan tăng gấp nhiều lần và phải nhập viện cấp cứu.
Theo Thạc sĩ Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ, thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca ngộ độc thuốc Nam. Có em bé mới 3 tháng t.uổi được đưa vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng do bị viêm phổi, nhiễm khuẩn tiêu hóa nhưng gia đình không cho đi khám mà tự ý mua thuốc Nam bày bán ngoài chợ về dùng. Đến khi trẻ khó thở, thoi thóp rồi mới được đưa đến viện. “Cảnh tượng đó thực sự khiến các nhân viên y tế xót xa, vừa thương vừa giận”, Thạc sĩ Cao Việt Hưng nói.
Trên thực tế, theo Thạc sĩ Cao Việt Hưng, có rất nhiều bệnh nhi vào viện muộn, dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa song không qua khỏi. Có những bé qua được cơn hiểm nghèo nhưng thể chất bị suy giảm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống sau này. Bản thân các gia đình cũng phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả t.iền bạc. Những mất mát ấy xảy ra chỉ vì sự cả tin, dễ dãi của nhiều người.
Loạn “thần y”
Xảy ra tình trạng nêu trên, theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu là do loạn quảng cáo về “thần y” trên mạng xã hội. Trước đây, các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất hiện nhiều trên mạng xã hội Facebook đã khiến nhiều người mắc lừa. Sau khi loại hình quảng cáo này được quản lý chặt trên Facebook thì các “thần y” chuyển hướng sang YouTube.
Giáo sư – Tiến sĩ Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, việc quảng cáo về thuốc Nam có tác dụng trị dứt điểm loại bệnh nào đó được đăng tải tràn lan trên mạng xã hội là không đúng sự thật. Một số bệnh mạn tính như xương khớp, tiểu đường, thoái hóa cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giảm tình trạng bệnh.
Giáo sư – Tiến sĩ Trương Việt Bình cũng chia sẻ, có đến hơn 40 trang mạng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của ông để ghép vào các video quảng cáo thuốc đông y, khiến nhiều người hiểu lầm. Do đó, người bệnh cần thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin khi mua thuốc để tránh bị lừa, t.iền mất, tật mang. Người dân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của thầy thuốc.
Thầy thuốc Nhân dân Trần Văn Bản, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho rằng, lâu nay, người Việt vẫn sử dụng kinh nghiệm dân gian để chữa các bệnh thông thường. Tuy nhiên, đây chỉ là các vị thuốc dân gian chứ không phải bài thuốc gia truyền và người lấy các vị thuốc cho người ốm dùng cũng không phải lương y.
Kinh nghiệm chữa bệnh dân gian và bài thuốc gia truyền là khác nhau. Đã là bài thuốc gia truyền thì phải có tác dụng chữa bệnh thật sự và được trải nghiệm qua nhiều đời. Bộ Y tế đã có quy định về việc công nhận bài thuốc gia truyền – cả về chất lượng bài thuốc và lương y.
Những video, bài quảng cáo trên mạng xã hội có nội dung chưa được công nhận, không hợp chuẩn theo quy định của pháp luật, chưa được xác minh có đúng với giấy phép hành nghề của lương y hay không, các bài thuốc gia truyền cũng chưa được kiểm chứng và công nhận…
Bởi vậy, trước khi cơ quan chức năng xử lý triệt để hành vi quảng cáo thuốc Nam không rõ nguồn gốc, mỗi người dân cần cảnh giác, không mua và không sử dụng các loại thuốc rao bán trên mạng xã hội để rồi “tiền mất, tật mang”.