Quả mướp già, xơ mướp hay bị vứt đi, hoặc dùng rửa bát đĩa… không ngờ là vị thuốc rất cần thiết và ở một số nước mua bán tính bằng gram bởi được dùng trong các bài thuốc quan trọng chữa đau khớp, viêm khớp gối, lạnh hai chân…
Những công dụng tuyệt vời của xơ mướp
Nồm ẩm, chuyển mùa, mưa nắng thất thường nên nhiều người bị đau nhức khớp, lạnh hai chân…. Tuy là bệnh lý từ bên trong cơ thể do nhiều nguyên nhân và xuất hiện tại các thời điểm khác trong năm, nhưng làm bệnh nhân đau đớn, khổ sở.
Có nhiều cách điều trị những chứng bệnh trên, nhưng mục tiêu của bác sĩ là tư vấn những nguyên liệu đơn giản, gần gũi cho bà con dễ tìm, dễ thực hiên. Và vị thuốc từ xơ mướp là nguyên liệu từ thành phố tới thôn quê đều dễ kiếm. Ở các vùng quê thường hay trồng mướp, cuối mùa thường bà con chọn những quả già, để lại trên giàn cho khô đi để tách ra lấy hạt giống cho mùa sau, hoặc treo vào góc bếp để lấy xơ mướp dùng chùi rửa bát đĩa, cọ xoong nồi rất sạch.
Xơ mướp dùng chùi, rửa vật dụng rất tốt. Ảnh minh họa.
Theo y học cổ truyền, xơ mướp gọi là Ty Qua Lạc – là phần ruột của quả mướp đã già, rất cứng và thô. Trong Đông y, xơ mướp vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm m.áu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu, chữa bệnh trĩ, đi ngoài ra m.áu.
Các lương y còn hay dùng xơ mướp để trị táo bón, đi cầu ra m.áu và đặc biệt là bệnh trĩ. Còn chữa tắc sữa, thanh nhiệt, cầm m.áu, chữa ho hen… Ngay cả chứng đau lưng khó trị cũng dùng xơ mướp chữa.
Ông bà xưa còn trữ xơ mướp trong nhà để khi cần thì dùng với phục linh, trạch tả, vỏ bí xanh, hạt ý dĩ sao uống phòng các chứng băng huyết, nóng trong người, phế tỳ thận yếu… lúc cấp bách.
Đối với những người có t.uổi, xơ mướp cũng phát huy công dụng tuyệt vời trong việc điều trị đau thấp khớp vô cùng hiệu quả. Chỉ cần lấy xơ sắc cùng rễ mướp, mộc thông, tỳ giải uống ngày ba lần. Bài thuốc này vừa dễ uống lại phát huy công dụng rất tốt. Quan trọng hơn chúng không mang lại tác dụng phụ và khiến cơ thể khó chịu như các phương thuốc khác.
Một số nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều công dụng đặc biệt của xơ mướp khiến cả thế giới phải săn lùng “phế phẩm” này của Việt Nam.
Cách dùng xơ mướp chữa đau khớp, viêm khớp gối, lạnh hai chân
Chọn những quả mướp chín, già, khô trên giàn, hoặc hái các quả mướp già, phơi khô hoặc sấy khô, bóc bỏ vỏ, bỏ hạt.
Để lấy nhiều xơ mướp các bạn có thể bó lại thành bó, ngâm xuống nước vài ngày cho thịt mướp rữa ra, sau đó rửa sạch xơ, rồi đem phơi khô hoặc sấy khô để cất đi dùng dần.
Mùa mướp nên chủ động dành mướp già để trữ xơ mướp trong nhà để dùng dần. Ảnh minh họa.
Khi dùng mỗi ngày lấy 1 cái xơ mướp cắt thành từng đoạn 1 – 2cm, sao vàng rồi đổ nước đun thật đặc, uống thay nước hàng ngày. Hoặc sao vàng rồi nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 10g, để thông kinh, hoạt lạc, lưu thông khí huyết, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc, trị cách bệnh xương khớp như thần kinh tọa, đau lưng, đau gối, đau chân, lạnh chân, tê chân… và nhiều tác dụng khác nữa. Chứng đau lưng, tê chân, lạnh chân do kinh mạch tắc nghẽn, khí huyết lưu thông kém… dùng vị thuốc này cũng hiệu quả. Nên kiên trì sử dụng cách này từ 10-20 ngày liên tục.
Xơ mướp là nguyên liệu cho các bài thuốc vô cùng hữu hiệu, nhưng giá cả lại rất bình dân, không kén đối tượng sử dụng, lại chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Mùa mướp mới sắp đến, bà con hãy chủ động để dành mướp già lấy xơ mướp trữ sẵn trong nhà. Nếu cả năm không phải dùng trị bệnh thì vẫn có thể dùng xơ mướp để cọ rửa chén bát, hoặc làm bông tăm cũng rất tiện.
Tại sao đi bộ buổi sáng tốt cho tim mạch hơn buổi tối?
Một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện Nanavati, Ấn Độ cho thấy, những người đi bộ buổi sáng có sức khỏe tim mạch tốt hơn những người đi bộ buổi tối.
Tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ thói quen đi bộ hàng ngày là một thực tế đã được chứng minh. Tuy nhiên, nên đi bộ vào thời điểm nào trong ngày thì tốt hơn lại là điều không phải ai cũng biết. Một nghiên cứu nhan đề “Tác động của đi bộ buổi sáng và buổi tối đối với sức khỏe tim mạch ở người trưởng thành” của các nhà khoa học thuộc Khoa Vật lý trị liệu và Y học thể thao, Bệnh viện Nanavati cho thấy, những người khỏe mạnh đi bộ buổi sáng có ưu thế hơn những người đi bộ vào buổi tối về cả dung tích sống (thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra) và lưu lượng thở ra cao nhất.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét tổng số 203 người trưởng thành khỏe mạnh đi bộ 30 phút ít nhất 3 lần một tuần trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên. Độ t.uổi trung bình của những người tham gia là 45 t.uổi. Tất cả đều được kiểm tra lưu lượng thở ra và hít vào cao nhất, đo nhịp tim và huyết áp khi nghỉ ngơi. Những người bị bất kỳ chứng đau cơ, đau khớp hay tập thể dục trong nhà đều không thuộc diện nghiên cứu.
Đi bộ buổi sáng cung cấp oxy cho m.áu, cải thiện tuần hoàn
Kết quả cho thấy, những người đi bộ vào buổi sáng có sức khỏe tốt hơn những người đi bộ vào buổi tối về dung tích sống và lưu lượng thở ra cao nhất.
Theo các nhà nghiên cứu, đi bộ buổi sáng giúp tăng cường khả năng vận chuyển oxy của m.áu, tăng lưu thông m.áu và đưa m.áu đến các dây thần kinh ngoại vi. Một lý do khác khiến dung tích sống và lưu lượng thở ra cao ở những người đi bộ buổi sáng là tác động có thể của nhiệt độ và ozone, vốn đạt nồng độ cao nhất vào buổi chiều hoặc đầu buổi tối.
Những người đi bộ buổi sáng có huyết áp tâm thu và tâm trương cao hơn
Nhịp tim nghỉ ngơi giữa những người đi bộ buổi tối và buổi sáng không có sự khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, những người cao huyết áp lại chủ yếu thuộc nhóm những người đi bộ buổi tối nhiều hơn vào buổi sáng. Người đi bộ buổi sáng có huyết áp tâm thu và tâm trương cao vì họ thường đi trước khi uống thuốc. Vì thế các chuyên gia cho rằng, làm cho việc đi bộ buổi sáng trở thành một phần của thói quen hàng ngày có thể giúp kiểm soát huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đi bộ buổi sáng cải thiện dung tích phổi, tăng cường sức mạnh cơ bắp
Số lượng người đi bộ buổi sáng (71) có sức bền tim mạch ở mức xuất sắc, tốt và trên trung bình nhiều hơn so với người đi bộ buổi tối (55). Đ.ánh giá về kết quả nghiên cứu, Giáo sư Ali Irani, Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Y học thể thao, Bệnh viện Nanavati cho biết, với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đi tới kết luận rằng đi bộ buổi sáng có lợi hơn cho sức khỏe.
Bản thân việc đi bộ cũng đã giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp, cải thiện tuần hoàn, cải thiện dung tích phổi và tăng cường sức mạnh, độ bền của cơ bắp. Đi bộ buổi sáng, đặc biệt là đi bộ trong khoảng thời gian từ 5-6 giờ sáng, sẽ giúp nâng cao dung tích sống và lưu lượng thở ra cao nhất./.